Thắng lợi đầu tay của Quan Vũ "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được mô tả là "uy chấn càn khôn". Nhưng một số sử liệu Trung Quốc lại cho rằng, chiến tích này thuộc về danh tướng Giang Đông Tôn Kiên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ôn tửu trảm Hoa Hùng

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được cho là thuật lại chiến công đầu tay của Quan Vân Trường.

Theo tiểu thuyết, bối cảnh câu chuyện diễn ra khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Quân Quan Đông bao vây thành Lạc Dương. Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các tướng Quan Vũ, Trương Phi... theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản.

Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến. Tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến, đánh bại Tôn Kiên, chém đầu bộ tướng của kiên là Tổ Mậu.


quan vân trường
Quan Vân Trường "ôn tửu trảm Hoa Hùng".

Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông, trảm liên tiếp 2 tướng. Trong lúc liên quân chư hầu bất lợi, Viên Thiệu đành than - "Tiếc rằng hai tướng Nhan Lương, Văn Xú chưa tới. Nếu có 1 người ở đây thôi, đâu cần phải sợ Hoa Hùng?"

Lời Thiệu chưa dứt, Quan Vũ đã bước ra nói - "Tiểu tướng xin đi lấy đầu Hoa Hùng!". Thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một "mã cung thủ" vô danh tiểu tốt, cho nên Viên Thiệu và Viên Thuật đều không bằng lòng, sợ mất mặt trước Hoa Hùng.

Trong các vị "lãnh đạo" có mặt, duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận, và mời Quan Công một chén rượu. "Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!" - Quan Công nói xong cầm đao lên ngựa. Không lâu sau đã thấy Quan Vũ đem đầu Hoa Hùng về ném dưới đất. Chén rượu của Tào Tháo vẫn còn ấm, vì vậy mới có tích Quan Công "ôn tửu trảm Hoa Hùng".

Hoa Hùng ở Lạc Dương, Quan Vũ ở đâu?

Mặc dù "ôn tửu trảm Hoa Hùng" đã trở thành một điển tích vô cùng nổi tiếng đối với độc giả Tam Quốc, xong nhiều tư liệu lịch sử lại cho thấy "chiến công" của Quan Vân Trường hoàn toàn phi thực tế.

Tháng giêng năm Sơ Bình thứ nhất (190), các quận Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác, tôn Thái thú Bột Hải Viên Thiệu làm minh chủ. Khi ấy, Công Tôn Toản vẫn còn ở U Châu chứ không tham gia hội sư.

Thêm vào đó, thời điểm này, Lưu Bị còn chưa về đầu quân cho Công Tôn Toản, cho thấy chi tiết Bị cùng Toản tham gia liên minh là không chính xác. Theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc, vào thời gian trên, Lưu Bị đang dẫn quân đánh Đốc Bưu.

Khi đại tướng quân Hà Tiến phái đô úy Khưu Nghị tới Đan Dương mộ binh, Lưu Bị mới dẫn đội quân ít ỏi của mình theo người này. Tại Hạ Bì đụng độ giặc Hoàng Cân (khăn vàng), quân Lưu đánh trận lập công, Lưu Bị được phong chức phó quan ở Hạ Mật, sau làm Cao Đường úy, rồi Huyện lệnh Cao Đường.


theo
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", trảm Hoa Hùng là thắng lợi đầu tay của Quan Vũ, và cũng là "uy chấn càn khôn đệ nhất công".

Về sau Cao Đường bị giặc Hoàng Cân phá, Bị mới về đầu quân cho Trung lang tướng Công Tôn Toản và được phong làm Biệt bộ tư mã.

Thời gian Lưu Bị làm Biệt bộ tư mã không được "Tam Quốc Chí" ghi lại, nhưng sách "Tư trị thông giám" và "Tục hậu Hán thư" đều viết, giai đoạn này vào khoảng tháng 10 năm Sơ Bình thứ hai (191), tức gần 2 năm sau khi liên minh Quan Đông thành lập.

Căn cứ vào các mốc thời gian thực tế, khi các châu quận khởi binh đánh Đổng Trác năm 190, Lưu Bị nhiều khả năng vẫn còn làm quan ở Hạ Mật, hoặc Cao Đường, chứ không thể có mặt tại tiền tuyến Lạc Dương.

Lưu Bị không ở Lạc Dương, cho thấy Quan Vũ cũng không có khả năng xuất hiện tại Lạc Dương để... trảm Hoa Hùng.

Công của Quan Vũ hay của "mãnh hổ Giang Đông"?

Cái chết của mãnh tướng Hoa Hùng đã được lịch sử ghi lại. Nhưng nhân vật trảm Hoa Hùng không phải là Quan Vũ, mà là "Giang Đông chi hổ" Tôn Kiên.

Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa (địa danh ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên cũng từ Hồ Nam bắc tiến, hội sư với Viên Thuật tại Lỗ Dương.

"18 lộ chư hầu" cất quân bao vây Lạc Dương, song thực tế mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên không có bên nào tiến quân, mà tất cả đều giữ thái độ "quan sát".

Chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng giao chiến với Đổng Trác. Tôn Kiên bị tướng Đổng Trác là Từ Vinh tấn công ở phía đông huyện Lương, Kiên cùng mấy chục kỵ binh đột phá vòng vây.

Khi ấy, trên đầu Tôn Kiên thắt chiếc khăn màu đỏ, ông sợ bị quân địch nhận ra nên đưa khăn cho tướng thân tín là Tổ Mậu. Tổ Mậu "đóng thế" cho Tôn Kiên, dẫn dụ quân Đổng Trác đuổi theo, Tôn Kiên mới thoát nạn.

Sự việc trên được tác giả La Quán Trung "biến tấu" trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", rằng tướng Đổng Trác tập kích Tôn Kiên là Hoa Hùng, và chính Hoa Hùng chém đầu Tổ Mậu.


Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc,
Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, "Mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên được cho là tác giả của chiến công mà Quan Vũ "hưởng".

Lịch sử Trung Quốc cho thấy, ở chiến dịch tiếp theo - chiến dịch Dương Nhân, Hoa Hùng mới xuất trận và cũng bị chém đầu trong trận đánh này. Trong chiến dịch này, Tôn Kiên tập trung tàn binh đóng tại Dương Nhân ở phía tây huyện Lương. Đổng Trác phái Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn tấn công Kiên.

Lữ Bố bất hòa với Hồ Chẩn, trong khi Chẩn là chủ soái, cho nên Bố cố ý gây rối trong quân, tạo tâm lý hoang mang, khiến sỹ tốt phe Đổng Trác mất tinh thần. Trước sự tập kích của Tôn Kiên, 3 tướng Lữ - Hồ - Hoa thua chạy. Hoa Hùng bị Tôn Kiên chém đầu.

Trên thực tế, Hoa Hùng không có thành tích quân sự đáng kể. "Tam Quốc diễn nghĩa" đã cường điệu tài năng của viên tướng này. Chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.

Có nhiều bình luận cho rằng, "Tam Quốc diễn nghĩa" đề cao hình ảnh Hoa Hùng, mục đích không ngoài "tô điểm" cho sự lợi hại của Quan Vân Trường.

Tôn Kiên vốn là tác giả chiến công trảm Hoa Hùng, song tiểu thuyết hư cấu lại "tặng" công lao của Kiên cho Quan Vũ, quả thực là một sự bất công đối với danh tướng Giang Đông.

Bất chấp thực tế lịch sử, người đọc Tam Quốc vẫn biết đến Quan Vân Trường nhiều hơn với "càn khôn đệ nhất công" trảm Hoa Hùng:

Uy chấn càn khôn đệ nhất công,

Viên môn họa cổ hưởng đông đông.

Vân Trường đình trản thi anh dũng,

Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Nhất cẼn so điện thoại xuat hanh Thin Ã Æ xem bói tai đoán tính cách qua chữ viết Tử vi trọn đời tiểu hạn cha Kim lâu sóng tuổi dan Tứ Hóa nham hình dáng tai dựt mắt phải Cự Giải Tìm bà cô phong thủy khi mua đất bảy hoa ba núi thư thất sát Sao THất sát cúng và sóng Khái Văn khấn mơ thấy cha mẹ hướng nhà luan bể hướng dẫn quay số vận may tháng 4 âm lich hôm nay bao nhiêu phu khí tay tùy ke Phong sao hoa tình yêu Cấn tan Lâm 4 tính cách của Song Ngư phong Thuốc