Quế: Quế sống nhiều ở phía Nam của Trung Quốc, có rất nhiều loại như: đan quế, kim quế, ngân quế, nguyệt quế, điện quế, liễu diệp quế… Trong đó, đan quế,kim quế, ngân quế được lấy tên theo màu sắc của hoa mỗi loại là: đỏ, vàng, trắng. Quế hương nở hoa vào tháng tám âm lịch, Chính vì vậy gọi tháng tám là “quế nguyệt”. Hương hoa quế thơm, có thể dùng để uống trà, có thể dùng làm thuốc. Dân gian còn gọi quế là loài cây may mắn. Trong khoa cử mà đỗ đạt thì gọi là “Hái” bẻ cành Nguyệt quế”, “Bẻ cành quế ở cung trăng”. Người xưa, khi con cháu đi thi đỗ đạt trở về, để tôn vinh thường gọi là ‘Lan Quế tề phương’’ (Hoa lan, cây Quế đều thơm). Thời ngũ đại Mạch Thục Điêu của Yến Sơn – Trung Quốc có sinh được ở người con trai, tương kê thành tài. Đại thần Phùng Đạo có tặng bài thơ rằng: “Yến Sơn Thục thập lang, giáo tử hữu nghĩa phương, linh xuân nhất chi lão, đan quế ngũ chi phương’’. Trong ‘Tam tự kinh” cũng có ghi lại lịch sử rằng Thục Yến Sơn, hữu nghĩa phương, giáo ngũ tủ, danh cụ dương”. Quế đồng âm với “quý” (trong tiếng Hán), có ý nghĩa là vinh hoa phú quý. Trong dân gian, cô dâu mới về nhà chồng cài hoa quế, hương thơm như “quý”. Nếu quế kết hợp với hạt sen, trờ thành “liên sinh quý tử”; quế và thọ đào hợp lại trong tranh vẽ có ý nghĩa là “quý thọ vô cực”… Quế có ngụ ý cát tường, nguyên tự đồng âm.
Nhưng quế lại ưa nơi khô cạn, không ưa nơi màu mỡ, thích hợp sinh trưởng ở nơi như thư viện, trong chùa miếu. Nếu trồng trong các ngôi nhà thì thường không tươi tốt.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (XemTuong.net)