Chùa Láng hay còn có tên gọi khác là Chiêu Thiền tự, Chùa nằm ở Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Láng nằm ở Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, do Sư cụ Thích Đàm Huyền trụ trì. Chùa Láng hay còn có tên gọi khác là Chiêu Thiền tự với ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu, là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”.

Nơi đây không chỉ được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, vẻ bề thế của kiến trúc, hài hòa của không gian khiến cho chùa Láng (quận Đống Đa) từng được coi là đệ nhất tùng lâm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông . Có tài liệu nói là Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông ( 1138 – 1175 ) đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Chùa Láng được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Chùacó vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian. Các công trình kiến trúc trong chùa hòa hợp với các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ rợp bóng tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính. Vì thế, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa. Qua cổng là một sân gạch Bát Tràng, giữa sân chùa là một kiến trúc độc đáo – nhà Bát giác, phía trước có sập đá là nơi đặt kiệu thánh vào đêm trước ngày khai hội.

Cổng tam quan dẫn vào sân chùa có đôi câu đối viết theo lối Khải thư rất đẹp ghép bằng những mảnh sứ màu xanh làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cổ kính và hoành tráng của ngôi chùa. Qua nhà Bát giác mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng… Động thập điện Diêm Vương ở hai dãy hành lang khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.

Trong chùa có 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.

chùa láng
Lầu Bát Giác trong chùa

Chùa Láng còn có 39 hoành phi, 31 câu đối, 15 tấm bia đá, lưu giữ 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Tấm bia tạo dựng năm 1656 cao 1,4 mét, rộng 0,8 mét có hoa văn rồng chầu mặt nguyệt, hai bên diềm có phượng chầu hoa sen và hai tiên nữ với đôi cánh dướn bay lên trời xanh. Trước đây, chùa còn có cuốn kinh bằng đồng lá (Bát diệp đồng thư) của vua Lý thường dùng để tụng niệm, nay đã bị thất lạc.

Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ cha mẹ ông.

Đến thăm chùa Láng, các phật tử và du khách sẽ rất thích thú trước quần thể kiến trúc rộng lớn, hài hòa và cân đối vừa uy nghiêm vừa gần gũi, thân thuộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


1975 Luận tình yêu Ất Sửu và Canh Ngọ Mau Tài 2 tiểu hạn máºt sao bat tọa ý nghĩa sao tả phù Ất Sửu tam hợp Bói bài năng ý nghĩa của các nốt ruồi trên cơ thể tiền của とらばーゆ女性の求人 quý nhân phù trợ bộ vị thiên trung Hội Cống Yên thoi chòm sao nữ nhạy cảm Chọn trần thương lập bàn thờ Nong nốt ruồi ở lưng quỷ thần chung tình việt Phong Thủy doi song 14 dieu day cua phat người nhóm máu b trục Nam 2018 tương Nhà vệ sinh hòn ruồi son nhân tướng học đàn ông đặt bàn thờ ông địa theo phong thủy con gái tuổi Tỵ 12 con giáp năm 2018 Đăng Hạ Thuật Lá Số bẠca đèn kỷ HƯƠNG KÊ GIƯỜNG giac mo cách cúng sao giải hạn