Chùa Phổ Nghiêm chọn thế đất đứng chân cho mình với phía sau là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa rồi hòa vào thiên nhiên xứ Nghệ
Chùa Phổ Nghiêm - Nghệ An

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Phổ Nghiêm chọn thế đất đứng chân cho mình với phía sau là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa rồi hòa vào thiên nhiên nơi đây. Chùa Phổ Nghiêm có tên khác là Hoàng Lao hay Trung Kiên. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Đây là một ngôi chùa nhỏ ở xứ Nghệ nhưng kiến trúc chùa lại chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử văn hóa cố đô Huế. Chùa tọa lạc ở làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chùa đã được Bộ VH – TT công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690). Chùa Phổ Nghiêm có lịch sử hình thành không lâu đời như chùa Đại Huệ, Cần Linh hày chùa Bà Bụt… nhưng chùa có một nét khác biệt rất tiêu biểu và độc đáo.

Chùa được xây dựng trên núi cao. Phía sau chùa là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa. Phía trước tuy không có núi án ngữ nhưng chùa đã dựng một bức bình phong, xa xa là những cánh đồng của nhân dân trong làng.

Chùa Phổ Nghiêm được xây dựng có kết cấu kiến trúc của nhà 3 gian. Chùa gồm hai khu vực là chính điện (khu vực chính) dùng làm nơi thờ tự và một khu vực nhỏ hơn dùng làm nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của chư tăng. Chùa cũng có hình tiết diện vuông. Chính điện được xây theo dạng “Trùng thiềm điệp ốc”, các mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà. Đây là nét đặc trưng của kiến trúc Huế có ở chùa Phổ Nghiêm.

Xung quanh ngôi chùa có tường cao bao bọc, cổng đi vào chỉ có một cửa nhưng nếu quan sát ở cửa ra vào khu chính điện ta sẽ bắt gặp ngay phía trên nóc mái có những mái nhỏ có độ cong nhẹ nhấp nhô những cập lưỡng long tranh châu. Đó chính là mô thức của Tam quan.

Đặc biệt, ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ.

Nghệ An là nơi có thiên nhiên khắc nghiệt nên phong cách người xứ Nghệ cũng mang theo sự khắc khổ trong sinh hoạt, thiết thực trong yêu cầu ăn ở, thận trọng trong xử thế, dè dặt trong quy mô xây dựng. Cuộc sống luôn gắn bó thân tộc, gần gũi tập quán. Tất cả đều có ảnh hưởng đến quan điểm hình thành nên phong cách kiến trúc của vùng là đơn giản không cầu kỳ, mộc mạc nhưng tinh tế, khiêm tốn giản dị nhưng kiêu hãnh. Đó là những gì mà thông qua chùa Phổ Nghiêm ta có thể bắt gặp tính cách con người xứ Nghệ trong đó.

toàn cảnh chùa
Toàn cảnh ngôi chùa

Nhiều ngôi chùa mới khang trang bề thế được xây dựng lên những hình ảnh về những ngôi chùa cổ luôn tạo cho ta cảm giác bùi ngùi về quá khứ. Mỗi vùng, mỗi địa phương nên cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ những ngôi chùa đừng để chúng rơi vào quên lãng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Xem hướng phòng ngủ tuổi Mậu Tý 1948 nam 2015 hoa quẠbảo bình Xem về hình xung hóa hợp của can chi P2 dễ bị lừa tướng ngón chân mẹo tỳ Điều thần giữ của tuoi dân kỳ môn Thái âm 1969 kỷ dậu mâm sao thủy diệu xuất ngoại tướng khuôn mặt Đào cách yểu mệnh nạp âm Kết con giáp có tiền 济南 con số bí quyết chọn nhẫn đính hôn các phong cách bể thủy sinh xem boi online đứng núi này trông núi nọ động thổ đặt bàn thờ ông địa theo phong thủy 12 cách xác định vị trí tài vị mẹ chồng nàng dâu Bốc xem tướng miệng đàn bà sao may mắn cách luận giải tứ trụ gò nguyệt nghiệp ĐIÊM BAO tuổi xông đất tin hình dáng móng tay Sao hoa cái Ất Sửu Vận Thiên Không phù hợp các điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ nam