Chùa Phụng Sơn có tên chữ là Phụng Sơn Tự hay còn được biết tên với tên gọi khác là chùa Gò. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa
Chùa Phụng Sơn - Sài Gòn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Phụng Sơn có tên chữ là Phụng Sơn Tự hay còn được biết tên với tên gọi khác là chùa Gò. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là “di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia” vào ngày 16 tháng 11năm 1988. Chùa Phụng Sơn nằm tại số 1408, đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11,thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754-1840) tạo lập vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, nằm trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen.

Tương truyền, trên đường đi vân du vào phủ Gia Định, thiền sư Liễu Thông trông thấy cảnh trí nơi này thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành, nên dựng một am tranh tại đây, và được người dân quanh vùng gọi bằng một cái tên dân dã là chùa Gò. Một hôm, có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy, thiền sư cho đó là điềm lành, nên đặt tên chùa là Phụng Sơn Tự, có nghĩa chùa trên núi có chim phụng.

Năm 1904, am lá được xây cất lại. Và kể từ đó cho đến nay, chùa có hai lần trùng tu lớn, đó là vào thời hòa thượng Huệ Minh trụ trì (1904 -1915) và vào năm 1960. Năm 1963, hòa thượng Thích Phước Quang cho xây lại cổng tam quan, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu. Tuy được trùng tu lại vài lần, nhưng chùa vẫn theo kiến trúc cổ với bộ khung gỗ và mái ngói âm dương.

Chùa Phụng Sơn xây theo kiểu chữ “quốc”, dài trên 40 m, rộng gần 20 m, có hàng hiên chạy quanh bốn phía. Bên trong chùa chia ra hai khu rõ rệt, phía trước là chính điện, cách một sân lộ thiên, phía sau là nhà giảng. Hai bên sân lộ thiên có đông lang và tây lang, nối liền hai nơi. Sân lộ thiên có hòn non bộ, tượng Quan Âm và cây cảnh, nhờ có khoảng sân này nên chùa được thoáng đãng, sáng sủa. Nơi chính điện, các cột đều làm bằng gỗ tốt, lâu ngày đã trở nên đen bóng. Chùa thờ kiểu “tiền Phật, hậu Tổ”.

Điện Phật có nhiều tượng Phật xưa bằng gỗ, thiếp vàng chạm trổ mỹ thuật. Tổng cộng chùa có khoảng 40 pho tượng thờ. Nhiều tượng thờ do nhóm thợ từ Sa Đéc, do hòa thượng Huệ Minh mời đến chùa để tạo tác vào những năm đầu thế kỷ 20. Có nhiều pho tượng quí như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú, pho tượng Phật bằng đá, tượng Tiêu Diện…

sân chùa
Sân lộ thiên trong chùa

Vào các năm 1988 và 1991, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại khu đất của chùa và phát hiện nhiều hiện vật như mặt người bằng đất nung, đồ gốm… thuộc văn hoá Óc Eo. Trước đó, nơi đây cũng đã tìm thấy một pho tượng Phật bằng đồng theo phong cách Thái Lan.

Chùa Phụng Sơn là một trong những ngôi chùa cổ, còn in đậm nét sự có mặt của tín ngưỡng dân gian, Như bên hành lang chánh điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, một trong những vị nữ thần được tôn kính và thờ tự phổ biến ở miền Nam. Dấu vết của quá trình sinh sống và cộng cư của nhiều dân tộc tại vùng đất này còn được thể hiện qua hình ảnh ngôi miếu nhỏ thờ Ông Tà (Neak Tà) trong khuôn viên chùa, bên những ngôi tháp Tổ. Đó là dạng tín ngưỡng, là một nét văn hóa phổ biến của cư dân Khmer. Là một trong những ngôi chùa cổ còn lưu lại đậm nét về địa thế, kiến trúc, nghệ thuật tạc tượng, cách bày trí và thờ cúng… chùa Phụng Sơn đã góp phần mang lại một giá trị văn hóa – nghệ thuật phong phú, đa dạng trong dòng phát triển của văn hóa Phật giáo tại Nam Bộ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tục lệ Cự Nhật đồng cung Ý nghĩa sao Quốc Ấn bí ẩn giấc mơ thấy rồng Cam Vũ giâc mơ guyên tắc tứ tượng Ất dậu 2005 long hội lim Chom mơ thấy bầu trời Số đào hoa của người tuổi Sửu Hàn Lộ Tuần Triệt NGÀY bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì sông lời phật dạy cho người nóng tính Tuổi Bính Dần ấn đường Sân Vườn cách trang trí phòng cưới Dưỡng đặt ten con tinh Hướng dẫn kê phòng ngủ theo phong thủy ngũ hành của tên mộc vi phong thủy về nữ giới đặt bát hương mẹ dóng met trang Lễ hội Trong Con giáp may mắn về tiền bạc nhiệt tình Chữ đức mao ta ao cần thiết bua tướng đàn ông mắt ướt ÄÊM Sao Lưu Hà ở cung mệnh tuoi tuat tì hưu làm bằng chất liệu gì đặt tên con theo tứ trụ