Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi
Chùa Sủi - Gia Lâm - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi. Thời Lý – Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Chùa vừa được trùng tu lại năm 2006, nằm trong cụm đình – chùa – đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi) tọa lạc tại làng Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm (không rõ cụ thể năm nào). Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan về đây cầu tự sinh thái tử Càn Đức, rồi cho xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1115.

Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới. Chùa xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung và hai dãy hành lang (mỗi bên 7 gian), đầu hai hành lang giáp với tiền đường là 2 lầu tám mái treo chuông đồng, khánh đá.

Chùa có số lượng tượng lớn và có niên đại tạo tác từ thế kỷ 17, 18 và 19. Trong số 73 pho tượng cổ có nhiều tượng có giá trị thẩm mỹ cao, tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lê, Nguyễn. Phong cách tạc tượng mang nhiều nét dân gian, có vẻ đẹp dung dị của nền nghệ thuật dân gian cực thịnh vào thế kỷ 17, 18.

Khánh đá lớn có từ năm Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía Tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) thời Tây Sơn.

Từ 1992 đến 2005, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đại trùng tu toàn bộ ngôi chùa và đền gồm: Đại điện, Tổ đường, Niệm Phật Đường và các công trình khác theo lối kiến trúc cổ truyền, hiện chùa còn lưu giữ một số cổ vật như; cổ chuông, khánh, ván, kinh. . . Chùa Sủi được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21 tháng 1 năm 1989.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


brazil năm 1970 Chòm sao Thiên Bình sự nghiệp và tiền Treo tộc người tiên tri lập đại nghiệp Phong thủy nhà ở tốt Tình yêu của người tuổi Hợi chuyen lich su Tuoi quy hoi nhap sếp nữ Treo chuông gió đón quý nhân vân 4 tu vi Biểu hiện của 12 con giáp khi thay vía thần tài mơ thấy nắm tay ngày tháng cửa nhà hướng bắc đà la xem bói mơ thấy bọ vị trí nốt ruồi nói lên điều gì may mắn bài hát ông bà nội ông bà ngoại xem tướng khuôn mặt nam giới con trai sinh năm 1985 là mệnh gì phong thủy tiền sảnh con trai chịu thiệt thòi tủ vi phong tục Châu Âu Dọn nhà dịp tết hợp phong thủy mang Phong thủy phòng bếp cho ngày ông Công mơ mất xe đạp đánh con gì mơ thấy giấy dán tường xem tướng đàn ông qua giọng nói mơ thấy giết người có máu văn khấn lễ động thổ bát tự hợp hôn dự đoán phong thủy năm 2014 ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ Lục Thập Hoa Giáp của Bính Tuất Giang QuẠcung xử nữ và song tử trí tu vi Phụ nữ tuổi nào mê trai đẹp cung vị xem cổ Tính cách của chàng trai Song Ngư Sao Lưu Hà ở cung mệnh mơ thấy bị bò húc giải mã giấc mơ thấy bàn tay Tình yêu của Thiên Bình cách làm cổng nhà theo phong thủy mơ thấy bắt được nhiều tôm khiêm tốn ĐẶT TÊN cam cách xem tướng người