Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13 km về phía Tây nam, tại Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn có nhiều lễ hội
Đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

“Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách.
Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la”.

Hai Câu thơ nổi tiếng nói về bối cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi triều đình nhà Minh. Ngày nay người dân thờ trạng nguyên Trần Tất Văn tại Đền thờ cùng tên: Đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn. Nay đền thờ này nằm tại xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Từ đó vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 8 âm đền thờ trạng nguyên sẽ tổ chức lễ hội rước trạng nguyên.

Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13 km về phía Tây nam, bằng các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp có thể dễ dàng đến với di tích bằng đường bộ qua quận Kiến An.

Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra trong một gia đình họ Trần – dòng dõi nhà nho ở thời hậu Lê (1428-1527) tại làng Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Do xuất thân là dòng dõi quý tộc, được thừa hưởng tư chất thông minh và được học hành đầy đủ nên ngay từ nhỏ Trần Tất Văn đã nổi tiếng về hiếu học, chăm ngoan. Ông là Trạng nguyên duy nhất của huyện An Lão dưới thời phong kiến, đồng thời đứng thứ 30 trong tổng số 47 Trạng nguyên của cả nước.

Khi làm quan dưới triều nhà Mạc, thấu hiểu được tấm lòng và tình cảm của người dân quê hương, ông đã bỏ tiền hưng công xây dựng trên mảnh đất hương hoả của gia đình ông một ngôi chùa để người dân ở đây có điều kiện sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tu thiện, tích đức. Người dân làng Nguyệt Áng truyền tụng rằng chùa quan Trạng tên chữ là Vĩnh Khoái Tự có quy mô rất rộng rãi, khang trang nằm trên một gò đất cao ráo, rộng tới 1/2 mẫu Bắc bộ.

Sau khi quan Trạng qua đời, nhân dân địa phương đã dựng ngôi đền để thờ phụng tưởng nhớ ơn đức của quan Trạng. Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy núi sừng sững trụ vững với thời gian.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1948), các công trình kiến trúc đền, chùa quan Trạng cũng như các công trình văn hoá tín ngưỡng khác của địa phương Nguyệt Áng đã phải tiêu thổ kháng chiến. Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Với vị trí thuận lợi, Đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn sẽ là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của người dân trong và ngoài thành phố.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


người chết đi về đâu xem tử vi Đặt tên con trai gái năm 2016 tỳ Hậu xem tuổi vợ chồng tho Mua đất Sao Tình duyên của người tuổi Ngọ nhóm ngọ Xem tuông Bảo ý nghĩa cuộc sống các lễ hội ngày 5 tháng 2 điều kiêng kỵ khi xây nhà ở MÃƒÆ Người tuổi Thân và Dậu có hợp nhau Bói đường tình yêu Cung Kim Ngưu năm 2016 1986 năm nay sao gì mẹo phong thủy hút tài lộc hướng cặp đôi xử nữ và bạch dương răng cửa tướng trung quý mệnh cung cự giải xem tướng dáng đi đàn ông Con đường sự nghiệp của người tuổi sự 2 người tuổi Thân có hợp nhau Ä Å a bà bầu mơ thấy sinh con trai cách xem bói nốt ruồi bình uống nước phong thủy Thái Dương tọa cung Tử Tức hoà đánh ghen còn cay hơn ớt FA nhân quả báo ứng tình bạn của cung sư tử Người tuổi Dần có đáng ngại tử vi người sinh ngày Ất Sửu mã¹ng cung ma kết và thiên yết có hợp nhau Quà Thành Nu online con giáp tính tình thay đổi Năm 2021 mạng gì