Ðể thông báo cho mọi người biết và để cho hai gia đình chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng gia đình riêng cho mình, người ta mới tổ chức hôn lễ.
Hôn lễ có từ bao giờ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Mục đích tổ chức hôn lễ của người xưa cũng khá tương đồng so với ngày nay. Ðồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình, dù là vợ hay chồng đều phải giữ lời hứa của mình để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho cả hai bên.

Và đương nhiên người khác cũng phải tôn trọng nhân cách của cả hai người, phải thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được phép có bất kỳ hành động đen tối nào nhằm phá vỡ gia đình đó.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Xuân Mỹ thì: “Chúng ta có thể ước đoán rằng hôn lễ ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ “Tòng phụ cư” (chế độ mẫu hệ) sang chế độ “Tòng phu cư” (chế độ phụ hệ). Và cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ ngày càng phức tạp hơn”.

Hôn lễ có từ bao giờ?

Vào giai đoạn cuối của chế độ “Tòng phụ cư”, hình thái gia đình cơ bản đã đầy đủ, trong hôn nhân “Đối ngẫu” hai vợ chồng cùng sinh sống với nhau và luôn dành cho nhau những tình cảm sâu nặng. Với tính chất của thời đại xã hội, nam nữ thanh niên bắt đầu thể hiện sự coi trọng đối với hôn nhân và có ý thức mong muốn tình cảm vợ chồng sẽ mãi vững bền như trời đất. Vì vậy, con người đã muốn dùng một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để thông qua chuyện ký kết hôn nhân, họ muốn “Độc chiếm” đối phương cho riêng mình và cuối cùng thì họ cũng nên vợ thành chồng. Sự ra đời của ý thức hôn nhân bền vững chính đã tạo ra những điều kiện cơ bản để hình thành hôn lễ.

Trong thời kỳ tồn tại chế độ mẫu hệ (con trai đến ở rể) thì hôn lễ thường được tổ chức tại nhà gái. Khi đó tự do hôn nhân còn rất phổ biến, chỉ cần hai người yêu nhau và họ tự cảm thấy tâm đầu ý hợp là họ có thể tiến tới hôn nhân. Khi chàng trai mới tới ở rể, để biểu lộ sự vui mừng và chứng thực cho cuộc hôn nhân của hai người, nhà gái thường tổ chức một số nghi thức đơn giản như: gặp gỡ các thành viên trong họ nhà gái, trao tặng lễ vật cho nhau hay cùng nhau ăn uống vui vẻ

Nghi thức này người ta gọi là hôn lễ. Hôn lễ thời kỳ đầu diễn ra khá đơn giản nhưng phần nào cũng đã thể hiện được tính chất long trọng của một việc đại sự.

Hiện nay ở một số vùng dân tộc thiểu số của nước ta vẫn còn lưu giữ được những đặc điểm của cách tổ chức hôn lễ tại nhà gái. Về sau, khi xã hội xuất hiện chế độ con gái về nhà chồng (tòng phu cư) thì đồng thời hôn lễ cũng được tổ chức tại nhà trai, nhưng nghi thức hôn lễ cầu kỳ và phức tạp hơn nhiều.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tu vi Xem tuổi cưới vợ gả chồng của hoá giải góc khuất Nhà vệ sinh đặt tên công ty doi tâm địa Đinh Mãi chuyển hóa sát thương thành nội lực cat toc cách giảm sát khí trong tlbb Kinh Thị xem boi online Sao Thiên quan cần Phật bản mệnh B盻 chòm sao khó đoán hướng nhà cho 12 con giáp SAO VĂN XƯƠNG phu tu vi quan phù du lịch ngày lễ tết CHỈ TAY di tích lịch sử dự báo lộc hộ tướng mặt đào hoa cách chọn hướng nhà theo tuổi văn khấn lễ thánh sư cung sư tử và bọ cạp tuoi ngo Số điện thoại các mẫu khung cửa sổ sắt đẹp doanh nhân tuổi tý sân vườn hợp phong thủy hà lạc ThẠTươi Tiết Thanh minh màu sắc phong thủy tình yêu của xử nữ với các cung hoàng bài huong phong thủy biển hiệu loại hoa có độc ma kết nam tu Sao Mộ ở cung mệnh những con giáp kỵ nhau sinh con trai ý nghĩa của bức tranh hoa mẫu đơn xem tuổi kết hôn mơ thấy hái hoa hồng Thai At Tu vi 2018 tướng đàn ông mắt sâu