Lễ cúng hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới hay tục cúng đưa ông bà thường được thực hiện một trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 10 tết tùy từng gia đình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Người ta quan niệm, sau khi đón các cụ về ăn Tết từ hôm 30 Tết (tháng thiếu thì là 29 Tết), đến ngày mùng 3, con cháu lại làm lễ đưa các cụ về âm cảnh. Lễ cúng hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới hay tục “cúng đưa ông bà”.

Theo đó, ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.

Với lễ hóa vàng, GS Sử học Lê Văn Lan quan niệm, do mùng 3 vẫn là Tết thầy nên để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu, mùng 4 – 5 sẽ làm lễ tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

lễ cúng hóa vàng tạ năm mới

Đại đức Thích Giác Nguyên (Nam Định) cho rằng, ngày lễ này ngoài ý nghĩa “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên…) thì còn bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong 1 năm qua.

Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà cách chuẩn bị khác nhau. Đó được gọi là lễ tạ gia tiên gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Sắm lễ cúng hóa vàng tạ năm mới

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng giống như các gia đình đã chuẩn bị trong những ngày trước.

Trong cuốn “Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm”, mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…

Ngoài ra còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay.



Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên cần lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

Việc hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới.

Xem thêm: Văn khấn tạ năm mới – Lễ hóa vàng


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ hóa vàng lễ tạ năm mới cúng đưa ông bà


Taylor Swift Quá hình xăm ngôi sao kham pha con nguoi mơ thấy em bé mới sinh Bắc Phái nham ngo sinh nam 2002 Xem ngay tot xau cảnh sát âm dương ngũ hành La Hội Đình Làng Võ Giàng thiết kế cửa sổ cho nhà ống tu tu vi Top cung hoàng đạo thích phi công Nham xem ban chan ä 强 çŸ ä¹Ž vat pham phong thuy chà bay Mo bán đoản kiếm nhật ngày sinh đại cát cho người tuổi Dậu treo tranh chữ thập Xem huong nha tu vi top 4 con con gái song tử nhóm máu o 3 con giáp voi trong phong thủy Top 5 con giáp cả đời sống sung túc ngũ hành bát quái Nam 2018鎈 Thúy Sao Thất sát Tuyệt chiêu giúp 12 con giáp thoát ế sao an quang điều Mệnh khon con giáp đào hoa nhất dịp Thất Tịch Giảm xung hại nhờ cây và mặt nước hoÃƒÆ khí họa các lễ hội ngày 11 tháng 11 âm lịch đặt tên cho công ty theo phong thuy là doctor tan nhan Thói quen tiêu tiền không tốt Hôn nhân của người tuổi Tỵ