Với người xuất gia, tự lợi và lợi tha cần phải song hành. Khi nội tâm chưa vững chãi trước những thách thức thì sự tu học cá nhân cần được ưu tiên hơn
Người xuất gia liên hệ với quá nhiều cư sĩ "lợi" hay "hại"?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tuy vậy, khi nội tâm chưa thực sự vững chãi trước những thách thức và cám dỗ của ngoại cảnh thì tự lợi, tức sự tu học cá nhân cần được ưu tiên hơn

Một thời, Tôn giả Ananda trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda sống quá bận rộn bởi nhiều liên hệ với cư sĩ. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy thương xót Tôn giả Ananda, muốn hạnh, muốn cảnh giác, liền đi đến Tôn giả Ananda. Sau khi đi đến, vị ấy nói lên bài kệ với Tôn giả Ananda:

Ông đã quyết lựa chọn
Đời sống dưới gốc cây
Tâm ông quyết nhập một
Với mục đích Niết bàn
Cù-đàm, hãy thiền tư
Và sống chớ phóng dật
Đối với ông, ích gì
Tạp thoại vô vị ấy.

Tôn giả Ananda được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Ananda, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.438)

LỜI BÀN:

Đành rằng mối liên hệ giữa bốn chúng đệ tử Phật vốn hòa hợp như nước với sữa, luôn khắng khít và không thể tách rời. Thế nhưng, quá bận rộn bởi các liên hệ với cư sĩ chưa phải là điều hay đối với người xuất gia, vì duyên trần sẽ quấy đảo an tịnh nội tâm, làm chướng ngại thiền định.

Như Tôn giả Ananda, thị giả của Thế Tôn, bẩm tính thông minh, có trí nhớ phi thường lại rất dễ thương và hòa ái nên được hàng cư sĩ đặc biệt mến mộ. Và do đặc điểm của công việc thị giả cho đức Phật nên phải xử lý vô số công việc đồng thời phải tiếp xúc, gặp gỡ rất nhiều hạng người. Từ đó, Tôn giả Ananda còn rất ít thời gian cho thiền định nhằm thanh lọc và thăng hoa tâm.

Vì thế, một vị Trời ở trong trụ xứ của Tôn giả Ananda đã trợ duyên, cảnh tỉnh với Tôn giả rằng sự bận rộn ấy tuy là Phật sự (có phước báo) nhưng đối với mục tiêu giải thoát Niết bàn thì chỉ là “phóng dật, tạp thoại vô vị”. Đây cũng là một bài học cho chúng ta suy gẫm, nhằm tránh bỏ gốc để chạy theo ngọn, nhận ra những việc cốt tủy mà hàng xuất gia cần phải làm. Đồng thời, điều này giải thích lý do tại sao mỗi năm, vào mùa kiết hạ chư Tăng phải tạm gác tất cả Phật sự để nhập chúng thực hiện phận sự an cư.

Đối với người xuất gia, hai mục tiêu tự lợi và lợi tha cần phải thực hiện song hành. Tuy vậy, khi nội tâm chưa thực sự vững chãi trước những thách thức và cám dỗ của ngoại cảnh thì tự lợi, tức sự tu học cá nhân cần được ưu tiên hơn. Khi nội tâm chưa thực sự an tịnh và vững vàng mà chuyên lo lợi tha và quên mất phần tự lợi thì có khi mất cả chì lẫn chài. Tôn giả Ananda thông tuệ đến thế mà đến khi Thế Tôn nhập Niết bàn vẫn chưa chứng đắc Thánh quả A la hán là điều đáng suy ngẫm cho tất cả chúng ta.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


khuôn Sao Hóa Quyền ở cung mệnh SAO THIÊN KHÔI tháng 2 824 tướng lòng bàn tay xem tuổi hợp màu xe Sao tham lang Bạch lạp Kim Sao Tuế phá Sao Phục binh người tuổi Mão xem bói ngày sinh đường công danh Д бє u van khan phong thủy bếp đun cát Cung hoàng đạo Duyên vợ chồng Tứ tượng Cung Mùi tướng số phụ nữ Hội Đình Đại Yên không vong Bếp Ma Kết nam vu lan acirc rio claro chết non Trùng tang là gì nრcây mai Địa kiếp nhân tướng Sao Quan đới xem nhân duyên phượng tháng 8 cung hoàng đạo nam ngoại tình Ð¼Ð¼Ð¾Ñ Ð Ð³ Pháť Tuing Am sinh đẻ tuvi Ngay tôt Ý nghĩa sao Đế Vượng hẠnh Diem bao Giap dân NGÀY cung bảo xem tướng xoáy vẠngủ