Còn rất nhiều những câu chuyện kể về việc “hối lộ” của các bậc quan lại ngày xưa. Nhưng có thể thấy rằng, họ đều từ chối khéo léo khước từ những lễ vật đó.
Nhân cách cao quý của người xưa khi đối đãi với việc “hối lộ”

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cùng xem những nhân cách cao quý của những vị quan thanh liêm trong lịch sử đã đối đãi với việc hối lộ như thế nào. Hối lộ không chỉ là một chủ đề “gây nhức nhối” trong xã hội ngày nay, “hối lộ” cũng từng là một hành vi đã có từ thời cổ xưa. Trong lịch sử có rất nhiều bậc quan lại, tướng lĩnh nhận thức rõ ràng được sự nguy hại của hành vi này và có những cách ứng xử đang để học tập.

Công Tôn Nghi từ chối người tặng cá

Công Tôn Nghi là tể tướng thời chiến quốc Lỗ Mục Công. Ông đặc biệt thích ăn cá. Vì vậy, nhiều người khi đến tìm ông để bàn việc thường rất hay mang cá hối lộ đến theo. Nhưng họ đều bị Công Tôn Nghi một mực từ chối.

Một người học trò của ông không hiểu nên đã hỏi: “Thưa thầy! Thầy từ trước đến nay đặc biệt thích ăn cá, vậy tại sao thầy lại luôn cự tuyệt cá mà người khác mang tặng?”

Công Tôn Nghi đáp: “Ăn mấy con cá thì tất nhiên không có vấn đề gì. Nhưng nếu như ta nhận cá của người khác mang đến tặng thì tất sẽ phải nhân nhượng cho họ. Như thế là làm trái với luật pháp, sau cùng cũng sẽ bị cách chức tước vị. Đến lúc đó, ta còn muốn ăn cá thì thử hỏi những người này có còn mang cá đến tặng ta không? Bây giờ, ta không nhận cá của người khác thì tự mình vẫn có thể thường xuyên mua được cá về ăn. Chẳng phải thế sao?”

Công Tôn Nghi thèm cá mà lại không nhận cá, quả thực là rất sáng suốt! Nếu như người khác tặng cá mà lại không chối từ, thì hậu quả chắc chắn sẽ như lời ông nói, chẳng những tước vị của ông bị tước bỏ mà ngay cả cá cũng sẽ không có mà ăn.

Có một số người xưa đã thông qua lời nói khéo léo để chối từ việc người khác hối lộ mình. Trong “Tả truyện” có ghi chép lại rằng, vào năm Tống Tương Công 15, có một người đã nhận được miếng ngọc trắng không tì vết liền mang đến tặng cho đại phu Tử Hãn. Tử Hãn nói: “Miếng ngọc là bảo bối của ngươi, “không tham” là bảo bối của ta. Nếu như ta nhận bảo bối của ngươi thì hai ta đều bị mất bảo bối rồi. Ngươi hãy cầm đi đi!”

Bao Công từ chối Hoàng đế

Vào ngày mừng thọ 60 tuổi của Bao Thanh Thiên, ông kiên quyết không nhận lễ vật mà bất kỳ ai mang đến tặng. Ông thật không ngờ người đầu tiên đến chúc mừng và tặng lễ vật hối lộ cho ông lại chính là Hoàng đế đương triều Tống Nhân Tông. Trên thiếp, Thái giám có ghi bốn câu có ý là:

Đức cao vọng trọng nhất phẩm khanh

Ngày đêm vất vả giống Ngụy chinh

Hôm nay Hoàng Thượng đem lễ tặng

Cự lễ ngoài cửa lễ bất thông”.

Bao Thanh Thiên sau khi đọc bốn câu thơ xong, ông liền hồi đáp bằng bốn câu có ý là:

Thiết diện vô tư lòng son trung

Làm quan tối kỵ nhắc tới công

Vất vả vốn là phần nội sự

Cự lễ vi khai mở liêm khiết phong”.

Bao Thanh Thiên đã dùng thơ để cự tuyệt lễ vật hối lộ, vừa thể hiện được sự liêm chính, khéo léo của mình lại nhận được sự khen ngợi của Hoàng Thượng cũng như sự kính trọng của quan tướng trong triều.

Diệp Tồn Nhân tới khi từ quan vẫn không nhận quà lễ vật

Vào năm vua Càn Long đời nhà Thanh, ở Hà Nam có vị tuần phủ Diệp Tồn Nhân, làm quan trong mấy thập kỷ đều giữ được đức tính thanh liêm. Thời điểm ông cáo lão về quê sinh sống, quan lại đã mang tiền đến tặng ông nhưng lại lên thuyền muộn hơn so với ông. Mãi tới lúc trăng đã sáng, ông đột nhiên phát hiện một chiếc thuyền đi tới. Hóa ra là đám thuộc hạ đem lễ vật của những vị quan lại kia tới tặng ông làm quà cáo biệt. Diệp Tồn Nhân bèn lấy giấy bút ra và viết mấy câu thơ có ngụ ý: “Ánh trăng theo tiếng gió lúc nửa đêm, thuyền nhỏ đưa tiễn cố chậm chạp. Cảm quân tình trọng còn quân tặng, không sợ người biết sợ mình biết”. Viết xong mấy câu này, ông liền gửi họ và trả lại toàn bộ lễ vật không lấy một món nào.

Còn rất nhiều những câu chuyện kể về việc đối đãi với vấn đề “hối lộ” của các bậc quan lại, tướng lĩnh ngày xưa. Chúng ta có thể thấy rằng, họ đều dùng nhiều cách khác nhau để khéo léo khước từ những lễ vật đó.

Phương pháp của họ vừa bảo trì được nhân cách cao quý lại vừa làm hài lòng những người mang tặng. Sở dĩ họ có thể làm được điều này là nhờ có tầm nhìn xa trông rộng, thấu hiểu đạo lý cũng như lẽ “được, mất” trong cuộc đời.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Tính cách tuổi Mão cung Sư Tử cằm chẻ bat dat ten chuyển nghề Các Vận tiền tài toc Đài tuoi sinh con Sao bạch hổ mơ thấy hồn ma minh chứng sống về hiện tượng quỷ bếp cuối năm 2015 1985 PhÒ giãƒæ văn cúng tất niên văn khấn ông Táo treo guong bạch dương và tình yêu bàn thờ ông địa thần tài cúng thần tài xem bói tướng miệng mơ thấy khăn đồ tể divide cung bảo bình hợp với nghề gì Bói bài Bính tý 1996 o chòm sao Bạch Dương càn lam thập bát cục Người sinh ngày Canh Thân thổ tinh sao đường phù trong lá số tử vi số 7 chẩn tướng mơ thấy em bé chết đuối trang phát tài phát lộc tử vi tháng sinh tỳ lỗi phong thủy trong đầu tư cổ phiếu bảy cặp con giáp phát tài mơ thấy thịt cách xem ngũ hành theo tuổi Thập thần xu lÃƒÆ xÃƒÆ mã¹i dan gian tử vi người sinh ngày Canh Thìn thế giới tâm linh các lễ hội tháng 9 âm lịch mơ thấy người thân mơ đi tiểu bài trí mơ thấy hoa bồ công anh Ý nghĩa sao Linh Tinh Ý nghĩa sao địa kiếp thảo phu tro mai táng Sao Bệnh ở cung mệnh hoa cát tường nghia